Quảng Cáo
fwwfsd.gif
ger.gif
ergs.gif
Tìm Kiếm Theo Xe
Hãng Xe Số Loại
Tìm Kiếm Cỡ Lốp ( Dành cho xe du lịch )
Đường Kính Vành Độ Rộng Lốp Tỉ Lệ Thành Lốp

Vượt phải trên cao tốc thế nào cho đúng?

Khi "vượt" chú ý quan sát, giữ khoảng cách với xe sau trước khi chuyển làn, bật xi-nhan, sau khi chuyển làn tắt xi-nhan và tăng tốc, chú ý tốc độ cho phép.

Trên đường cao tốc, ít nhiều chúng ta đều gặp phải tình huống phía trước có một chiếc xe chạy với tốc độ “rùa bò” ở làn trong cùng bên trái, sát dải phân cách cứng, dù xe sau xin vượt nhưng xe trước cứ mặc kệ, ỳ ra, đường ta, ta cứ đi. Trong trường hợp này mọi người sẽ làm gì? Kiên nhẫn xin vượt cho đến khi họ mủi lòng, tặc lưỡi... hay quyết định vượt bên phải?

Về quy tắc vượt xe, tại Khoản 4, Điều 14, Luật Giao thông đường bộ quy định khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

- Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.
- Khi xe điện đang chạy giữa đường.
- Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Ngoài ra, với phương tiện là ôtô, theo quy định tại Điểm c, Khoản 5, Điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì người điều khiển ôtô có thể vượt phải trong trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái.

Như vậy, ôtô vượt về bên phải khi không nằm trong các trường hợp kể trên thì có nghĩa là đã vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và bị xử phạt theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP.

Cụ thể tại Điểm c, Khoản 5, Điều 5 quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển ôtô và các loại xe tương tự ôtô khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm:

“Vượt trong các trường hợp cấm vượt; Không có báo hiệu trước khi vượt; Vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái”.

Đồng thời với vi phạm này, theo Điểm c, Khoản 11, Điều 5, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong hai tháng.

Trở lại với tình huống ở trên, để thoát khỏi “chú rùa” phía trước, hãy quan sát gương chiếu hậu để bảo đảm xe phía sau đang cách bạn một khoảng an toàn, quan sát vạch kẻ đường để bảo đảm đoạn đường đó được phép chuyển làn, bật xi-nhan phải, thận trọng cho xe chuyển sang làn bên phải, tắt xi nhan và tăng tốc độ sao cho bảo đảm không vượt quá tốc độ quy định.

Việc tắt xi-nhan có hàm ý là bạn không vượt xe phía trước mà chỉ chuyển làn mà thôi. Sau khi chạy một đoạn đủ xa với hàm ý đã chuyển “hộ khẩu” sang làn bên phải, bạn lại thực hiện chuyển làn ngược lại sang bên trái theo đúng quy tắc an toàn đã nêu.

Việc chuyển làn với mục đích vượt xe theo cách trên có vẻ máy móc nhưng sẽ rất hữu ích nếu chẳng may bạn bị CSGT dừng xe với lỗi vượt phải. Khi đó bạn hãy yêu cầu cho xem lại hình ảnh camera và giải thích “tôi không vượt mà chỉ chuyển làn”, nếu cẩn thận hơn chút nữa, hãy học thuộc hoặc mang theo các văn bản quy định trên để có đủ tư liệu tranh luận với CSGT khi cần thiết để tự bảo vệ mình.

Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và lái xe an toàn !

Độc giả Duy Tuấn
Bài viết do Lương Dũng biên tập
Liên hệ luongdung@vnexpress.net

Tin Khác

Trang 1 / 62

Google Comment

Hỗ Trợ Online
  • Chat SkypeHỗ Trợ

Like and Share !
Quảng Cáo
logo.gifanigif.gifanigif(3).gif
Thống Kê Truy Cập
Go Top