Quảng Cáo
fwwfsd.gif
ger.gif
ergs.gif
Tìm Kiếm Theo Xe
Hãng Xe Số Loại
Tìm Kiếm Cỡ Lốp ( Dành cho xe du lịch )
Đường Kính Vành Độ Rộng Lốp Tỉ Lệ Thành Lốp

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ CÂN CHỈNH THƯỚC LÁI

Cân chỉnh thước lái hay còn được gọi là cân chỉnh độ chụm bánh xe, có thể giúp các lốp xe hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của lốp. Hơn nữa, việc cân chỉnh còn cải thiện khả năng xử lý và tránh cho xe bạn không bị lệch về một bên hoặc rung lắc bất thường khi đi trên đường. <p></p>

CÂN CHỈNH THƯỚC LÁI LÀ GÌ?

Cân chỉnh thước lái là việc điều chỉnh hệ thống treo của xe, đây là hệ thống giúp kết nối xe với các bánh. Đây không chỉ là việc điều chỉnh lốp hoặc mâm đơn thuần. Điều quan trọng nhất trong việc cân chỉnh thước lái chính là điều chỉnh góc bánh xe, một thông số ảnh hưởng đến việc bánh xe tiếp xúc với mặt đường.

LÀM SAO ĐỂ BIẾT KHI NÀO CẦN CÂN CHỈNH THƯỚC LÁI?

Có một số cách để báo cho bạn biết khi nào bạn cần canh chỉnh bánh. Nếu thấy một hoặc vài dấu hiệu dưới đây, bạn cần sớm đưa xe đến cho những kỹ thuật viên chuyên nghiệp để kiểm tra thước lái. 

  • Mặt gai lốp không mòn đều
  • Xe bị lệch về bên trái hoặc bên phải
  • Vô lăng không nằm ở vị trí trung tâm khi lái trên đường thẳng
  • Vô lăng bị rung
  • Góc camber, góc toe và góc caster

KHI KIỂM TRA THƯỚC LÁI, KỸ THUẬT VIÊN SẼ TẬP TRUNG VÀO BA YẾU TỐ SAU ĐÂY:

1. GÓC CAMBER

Đây là góc mà bánh xe bị úp vào trong hay ngã ra ngoài khi nhìn từ phía trước của xe. Nếu bánh xe quá nghiêng vào trong hoặc ra ngoài, hay còn gọi là xe có góc camber âm hoặc dương, có nghĩa là độ chụm của bánh không phù hợp và cần được điều chỉnh. Vòng bi mòn, khớp nối và những bộ phận khác của hệ thống treo có thể khiến góc camber bị lệch.

Cân chỉnh góc camber

2. GÓC TOE

Khác với góc camber, cân chỉnh góc toe là mức độ lốp bị úp vào trong hoặc ngã ra ngoài khi nhìn từ trên cao. Nếu điều này vẫn còn khó hiểu với bạn, hãy thử đứng lên và nhìn vào bàn chân của mình và chụm đầu hai bàn chân vào phía bên trong. Khi các bánh xe của bạn đang có góc quay như vậy (khi nhìn từ trên cao), chúng ta gọi đó độ chụm dương (toe in). Hướng đầu ngón chân ra bên ngoài, bạn sẽ độ chụm âm (toe-out). Cả hai trường hợp này đều cần phải được cân chỉnh lại.

Cân chỉnh góc Toe.

3. GÓC CASTER

Góc caster giúp cân bằng việc điều hướng, độ ổn định và khả năng vào cua chuẩn xác. Cụ thể, đó là góc của trục bánh lái khi nhìn từ bên hông xe. Nếu xe bạn có góc caster dương, trục lái sẽ nghiêng về phía người lái. Ngược lại, góc caster âm là khi trục lái hướng về phần đầu xe.

Cân chỉnh góc caster

VÌ SAO CÂN CHỈNH THƯỚC LÁI LẠI QUAN TRỌNG

Độ chụm của mâm và lốp không phù hợp làm cho lốp xe nhanh hao mòn và mòn không đồng đều. Dưới đây là một vài kiểu lốp bị mòn không đều, gây ra hiện tượng mất cân bằng:

MÒN MÉP TRONG KIỂU HÌNH LÔNG CHIM

Kiểu mòn “hình lông chim” là một bên lốp bị mòn hẳn trong khi bên kia vẫn còn mới. Đây thường là dấu hiệu cho thấy độ chụm bánh xe không chuẩn xác.

MÒN GÓC CAMBER

Phần bên ngoài và bên trong lốp mòn hơn hẳn phần chính giữa lốp. Đúng như tên gọi, camber quá âm hoặc quá dương là lý do gây ra loại mòn này.

MÒN HÌNH RĂNG CƯA

Là một bên của gai lốp mòn nhanh hơn bên còn lại trong . Khi sờ vào bề mặt lốp, bạn sẽ có cảm giác mặt lốp mấp mô như răng cưa. Loại mòn này có thể là dấu hiệu của việc lốp bị thiếu áp suất hoặc/và không đảo lốp thường xuyên.

Nếu thấy bất cứ trường hợp hao mòn bất thường nào kể trên, bạn đều nên yêu cầu kỹ thuật viên kiểm tra thước lái. Ngoài việc tránh cho lốp bị mòn không đồng đều, việc cân chỉnh thước lái còn giúp nâng cao khả năng vận hành của xe. Một chiếc xe nghiêng lệch về một phía hoặc đánh lái thất thường có thể là do các bánh xe không có độ chụm phù hợp.

CÂN BẰNG LỐP

Khác với việc cân chỉnh thước lái, cân bằng lốp hoặc mâm xe là việc khắc phục trạng thái mất cân bằng trọng lượng giữa lốp/mâm xe và thường được thực hiện cùng lúc với việc cân chỉnh lốp. Có hai kiểu mất cân bằng lốp/mâm cần được điều chỉnh là mất cân bằng tĩnh (một mặt phẳng) và mất cân bằng động (hai mặt phẳng).

Mất cân bằng tĩnh là hiện tượng mất cân bằng trên một mặt phẳng theo chiều thẳng đứng, gây ra hiện tượng rung lắc cho xe. Ngược lại, cân bằng động là sự cân bằng ở cả hai hướng khi di chuyển cả theo chiều đứng lẫn chiều ngang. Cả hai kiểu mất cân bằng này đều cần dùng máy cân bằng đặc biệt để điều chỉnh.

Để cân bằng lốp, kỹ thuật viên sẽ đặt lốp vào vào một vành mâm chuẩn và điều chỉnh áp suất tối ưu. Sau đó, từng lốp xe sẽ được đưa vào trục quay trung tâm của máy cân bằng lốp. Máy này sẽ bắt đầu quay các lốp xe với tốc độ cao để đo lường mức độ mất cân bằng của cả mâm và lốp. Động tác này sẽ giúp kỹ thuật viên đánh giá được mức trọng lượng cần thêm vào để cân bằng lốp và vị trí chính xác cần điều chỉnh.

Cân bằng lốp là một bước chăm sóc lốp quan trọng tương tự như cân chỉnh thước lái, giúp ngăn ngừa việc lốp nhanh mòn và mòn không đều. Cân bằng lốp và cân chỉnh thước lái sau khi lái xe được 8.000-10.000 km, giúp kéo dài tuổi thọ lốp và nâng cao hiệu suất vận hành.

Google Comment

Hỗ Trợ Online
  • Chat SkypeHỗ Trợ

Like and Share !
Quảng Cáo
logo.gifanigif.gifanigif(3).gif
Thống Kê Truy Cập
Go Top