Trên một số trang Facebook mới đây xuất hiện đoạn clip ngắn ghi lại tranh cãi giữa người vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và cán bộ thuộc Đội CSGT Cát Lái (TP.HCM).
Cụ thể, anh Vũ Thanh Tùng, người trực tiếp làm việc với CSGT, cho biết: Ngày 18/3/2018, anh đang lưu thông trên đường Mai Chí Thọ thuộc địa bàn Quận 2 thì CSGT ra hiệu lệnh dừng xe. Anh chấp hành và khi xuống xe có hỏi xem mình vi phạm lỗi gì thì được thông báo là điều khiển xe quá tốc độ quy định cho phép.
“Tôi yêu cầu xem hình ảnh vi phạm và chấp hành đóng phạt theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi tôi xuất trình Giấy phép lái xe (GPLX) quốc tế được cấp tại CHLB Đức thì đồng chí CSGT này nói không có giá trị và tiến hành lập biên bản giam giữ xe của tôi”, anh Tùng kể.
|
Giấy phép lái xe quốc tế có hợp lệ ở Việt Nam, theo công ước Vienna 1968 Việt Nam đã tham gia |
Sự việc đã được chia sẻ rộng rãi và đưa ra nhiều bình luận khác nhau, đa số cho rằng tổ CSGT làm không đúng quy định hiện hành.
Ông Nguyễn Mạnh Thắng, quản trị diễn đàn Otofun, cho biết, kể từ ngày 20/8/2014, Việt Nam đã chính thức là thành viên của công ước Vienna năm 1968 về Giao thông Đường bộ. Công ước này quy định các quốc gia ký kết phải công nhận GPLX quốc tế và được lái xe hợp lệ trên lãnh thổ của mình, miễn là giấy phép đó vẫn còn hiệu lực và được cấp bởi quốc gia ký kết.
Cộng hòa Liên bang Đức ký gia nhập Công ước Vienna năm 1968 về giao thông đường bộ vào ngày 8/11/1968, do vậy, GPLX quốc tế do Đức cấp được phép lưu thông tại các quốc gia khác, cùng tham gia công ước này.
Do đó, anh Vũ Thanh Tùng xuất trình GPLX quốc tế được cấp tại CHLB Đức cho CSGT tại Việt Nam là hoàn toàn hợp lệ. GPLX quốc tế chỉ không có hiệu lực lưu hành ở nước cấp. Vì thế, nếu GPLX quốc tế này do Việt Nam cấp sẽ không có giá trị tại Viêt Nam, ông Thắng nói.
Thời gian qua, cũng có nhiều độc giả thắc mắc: “Tôi là người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài. Tôi có GPLX quốc tế do nước đang định cư cấp. GPLX của tôi có thuộc vào công ước về giao thông đường bộ 1968 không? Với GPLX quốc tế này thì tôi có được lái xe ở Việt Nam không?”
Đi tiểu 10 lần/đêm cũng hết sau 7ngày nhờ liệu trình Khỏe thận+ Phục hồi cơ bàng quang.
Tin tài trợ
Sống nửa đời người mà không biết mẹo đơn giản trị rụng tóc này thì uổng lắm
Tin tài trợ
Trả lời về việc này, các luật sư cho biết, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về đào tạo, sát hạch, cấp phép lái xe cơ giới đường bộ, có quy định: Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài, có nhu cầu lái xe ở Việt Nam, nếu có GPLX quốc gia, phải làm thủ tục đổi sang GPLX tương ứng của Việt Nam.
Nếu có GPLX quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp, còn thời hạn sử dụng thì được lái loại xe quy định đã ghi trong GPLX mà không phải đổi sang GPLX Việt Nam.
GPLX quốc tế ngoài bản gốc phải có bản dịch sang các ngôn ngữ thông dụng như: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc. Nếu chỉ có bản dịch, không có bản gốc đi kèm, sẽ không có giá trị.
Công ước Vienna 1968 về Giao thông đường bộ hiện có 85 quốc gia thành viên. Từ năm 2015, Việt Nam đã cấp GPLX quốc tế cho công dân, để sử dụng ở nước ngoài. GPLX xe quốc tế của người Việt có hiệu lực lưu hành ở 84 nước (trừ Việt Nam).
Trong những nước tham gia Công ước Vienna về giao thông đường bộ, có nhiều nước có tay lái nghịch so với Việt Nam. Tuy nhiên, GPLX quốc tế do Việt Nam cấp vẫn được lái ở những nước có tay lái nghịch.
Để thuận tiện cho người dân khi lái xe ở các nước khác, bằng lái xe quốc tế mà Việt Nam cấp sẽ gồm tiếng Việt Nam (tiếng nước sở tại) và được dịch sang các tiếng thông dụng như Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.
Dưới đây là danh sách 85 nước áp dụng giấy phép lái xe quốc tế - IDP: