Chiếc bơm điện Michelin có kích thước bằng một quyển sách đã cứu tôi trong tình huống hy hữu thủng lốp xe tới 2 lần.
Sản phẩm hiện có bán tại www.trungtamvoxe.com
Là một người cẩn thận, tôi luôn mang theo chiếc bơm điện trên xe để đề phòng trường hợp lốp non trong những chuyến đi xa. Lần này, chiếc bơm đã phát huy tác dụng tốt hơn thế, khi mà chiếc xe của tôi bị thủng lốp tới 2 lần. Sau khi thay lốp dự phòng, chiếc lốp này lại tiếp tục bị dính đinh trên đường.
Đang ở trong một khu đô thị mới xây, xung quanh không có một cửa hàng sửa xe nào, chiếc xe lại xịt lốp, tôi có 2 lựa chọn: bơm lốp bằng chiếc bơm điện để cứu vãn tình thế cho đến khi tìm được nơi vá, hoặc gọi cứu hộ và sửa chữa lưu động.
Tôi đã chọn phương án đầu tiên để tiết kiệm thời gian nhất, bởi đã từng phải đợi đội sửa xe tại chỗ cả tiếng đồng hồ mới có mặt.
Chiếc đinh dài cắm sâu vào lốp.
Áp suất khi này đo được là 4,5 psi.
Rất may, chiếc lốp bị dính đinh nhỏ nên hơi chỉ thoát ra từ từ. Khi cắm bơm vào, áp suất đang ở mức 4,5 psi. Cài đặt thông số mong muốn là 40 psi, bấm nút, chiếc máy sẽ tự động bơm cho đến khi đạt đúng con số đó, sau đó tự ngắt. Thời gian bơm từ 4,5 psi lên 40 psi trong khoảng hơn 5 phút. Nguồn điện 12V lấy từ tẩu trên xe.
Thời gian bơm là 5 phút 11 giây.
Sau quãng đường khoảng hơn 3 km từ vị trí vừa bơm lại lốp cho đến nơi sửa xe, áp suất chiếc lốp còn 27 psi, ở mức chấp nhận được. Lốp xe được vá xong, xe lại lên đường bình thường.
Chọn bơm cầm tay nên quan tâm những yếu tố nào?
Có rất nhiều loại bơm điện đến từ các thương hiệu khác nhau đang được bán rộng rãi trên thị trường. Thông thường, tôi sẽ chọn loại có tên tuổi, ví dụ như chiếc Michelin đang dùng, để đảm bảo chỉ số áp suất lốp và độ ổn định tốt nhất.
Bơm có kích thước tương đối nhỏ, cất gọn được ở một góc cốp xe.
Công suất mỗi chiếc máy cũng có sự khác biệt. Công suất càng lớn, máy bơm càng nhanh. Chiếc bơm Michelin này có công suất 160 W, để bơm từ khi xẹp đến đầy hơi một chiếc lốp chiếc Toyota Yaris mất khoảng 5 phút. Có những loại công suất yếu hơn, chỉ 120 W, thì thời gian này sẽ kéo dài thêm.
Độ dài dây nguồn là 3 m, có thể kéo dài để bơm tới cả lốp sau một chiếc bán tải. Với những xe có chiều dài lớn, cần để ý tới độ dài dây của thiết bị trước khi mua.
Áp suất bao nhiêu là đủ cho xe?
Trên chiếc bơm Michelin có hiển thị 3 loại đơn vị, gồm psi, bar và kpa. Trong đó, 1 psi = 6,895 kpa, còn 1 kpa = 0,01 bar.
Các đơn vị đo đều chỉnh được trên máy bơm.
Trên mỗi lốp xe thường ghi chỉ số áp suất lốp. Đây là mức tối đa mà lốp có thể chịu được chứ không phải loại lý tưởng để vận hành. Thông thường, áp suất lốp khuyến nghị cho từng xe được nhà sản xuất dán ở phía thành cửa. Mỗi xe sẽ có mức áp suất lốp thích hợp khác nhau.
Do lúc sử dụng còn có thêm khối lượng người và hàng hoá trên xe cộng thêm nhiệt độ phát sinh khi di chuyển, một kỹ thuật viên về xe cho biết nên giảm mức áp suất khoảng 10-15% so với con số mà nhà sản xuất khuyến nghị.
Nếu lỡ bơm quá áp suất, để xả bớt hơi chỉ cần ấn vào đầu giống như mũi kim ở giữa van. Lưu ý không xả hơi khi lốp đang nóng sau khi di chuyển một quãng đường dài. Lốp quá căng sẽ khiến độ mòn ở chính giữa mặt lốp cao hơn, trong khi lốp non quá lại dẫn đến hiện tượng mòn nhiều thành lốp. Trải nghiệm vận hành cũng bị ảnh hưởng, tạo cảm giác lạng tay lái.
Một số hình ảnh khác về chiếc bơm cầm tay Michelin:
Đèn chiếu sáng khi trời tối.
Chiếc bơm có một cổng 12V và cổng USB.
Cổng USB có thể sạc được thiết bị di động.