Lốp xe nâng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền động của xe, giúp xe di chuyển trên mặt phẳng hoặc các địa hình phức tạp khác. Là phụ tùng hao mòn trên xe, chúng thường bị vỡ, sứt hoặc hao mòn tự nhiên. Có rất nhiều nhà sản xuất và kích thước lốp cho xe nâng, mỗi loại tải trọng nâng khác nhau thì thường dùng kích thước khác nhau
- 2. Cấu tạo lốp (bánh đặc) gồm những phần chính như sau:
- Mặt lốp cũng được xẻ rãnh với kích thước và hình dáng khác nhau, giúp xe bám đường.
- Lớp đệm cao su trung tâm có độ cứng tương đối lớn, là phần tiếp nối với mặt lốp có tác dụng tăng chiều cao của bánh xe.
- Lớp cao su phía trong và tanh lốp là phần tiếp xúc chính với la răng xe nâng, thường chúng phải có độ cứng rất cao để không bị xoay với mâm ép ( la răng )
B. Phân loại lốp xe nâng
- Theo chủng loại thì gồm có: Lốp hơi và lốp đặc.
- Theo hãng sản xuất gồm: Xentra, Bridgestone, Yokohama, Deestone…
- Theo kích thước bánh (lốp): 28*9-15, 6.50-10, 7.00-12, 5.00-9….
C. Lựa chọn loại lốp hơi hay lốp đặc cho xe nâng
Trước tiên, chúng tôi muốn đưa ra những ưu điểm và nhược điểm các loại lốp xe nâng.
- Lốp hơi ( khí nén ): Với hiệu suất cao, tính linh hoạt cao. Với độ bám đường cao cho tất cả các loại địa hình bằng phẳng hoặc gồ ghề, xe nâng sử dụng lốp khí nén thân thiện ( ít bị sóc, nẩy…) với người lái xe hơn. Có giá thành đầu tư ban đầu rẻ
- Lốp đặc ( đúc nguyên khối ): Với hiệu suất làm việc cao, ít phải thay thế bảo dưỡng, độ bám đường ở những địa hình bằng phẳng tốt, xe nâng sử dụng lốp đặc có độ ổn định cao hơn khi nâng hạ và vào cua gấp. Có giá thành đầu tư cao hơn so với lốp hơi.
- Vì vậy, tùy thuộc vào tính chất công việc, tình trạng kho bãi mà khách hàng nên đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho mình.
- Ví dụ: Địa hình bằng phẳng, nhiều vật sắc nhọn…–>Nên sử dụng bánh đặc.
- Địa hình gồ ghề, ít vật nhọn, sắc, góc cạnh…–> Nên sử dụng bánh hơi