Các mẫu xe ô tô trị giá 1,5 tỷ đồng chủ yếu thuộc phân khúc xe sang, xe nhập khẩu nguyên chiếc. Đầu tiên là Honda Việt Nam chỉ có duy nhất 01 cái tên là minivan Odyssey giá 1,9 tỷ đồng, trong khi các mẫu xe còn lại là Jazz, City, Civic, Accord hay CR-V đều có giá niêm yết và giá lăn bánh dưới mức phải đồng thuế tài sản 1,5 tỷ đồng.
Tiếp theo là Toyota Việt Nam. Ngoài minivan Alphard giá 3,5 tỷ đồng, cả 02 cái tên dòng Land Cruiser là VX và Prado đều lọt vào khung đóng thuế khi có giá niêm yết 2,2 - 3,6 tỷ đồng. Trong khi đó, Vios, Altis, Innova hay cả Camry và Fortuner đều được "tại ngoại".
Thứ 3 là Ford Việt Nam ghi tên với 02 mẫu Everest Titanium 3.2AT 4WD và Explorer với giá bán lần lượt là 1,9 và 2,1 tỷ đồng. Ngược lại, tất cả các xe cỡ nhỏ như Focus, Fiesta, Ecosport hay Ranger đều không lọt vào tầm ngắm phải đóng thuế tài sản vì giá chưa vượt mức 1 tỷ đồng.
Thứ 4 là Mitsubishi Việt Nam với Pajero và Pajero Sport 4x4 với giá bán tương tứng 2,1 và 1,4 tỷ đồng. Hyundai, Nissan, Chevrolet và Suzuki đều không góp mặt khi tất cả các dòng sản phẩm phân phối đều có giá chưa đến 1,5 tỷ đồng.
Bên cạnh các liên doanh, thị trường ô tô Việt Nam còn có "ông lớn" tư nhân Trường Hải Thaco lắp ráp Mazda và Kia, nhập khẩu nguyên chiếc BMW, Mini và cả Peugeot. Trong đó, Kia, Mazda và Peugeot không có mẫu xe nào vượt quá 1,3 tỷ đồng/chiếc.
Dẫu vậy, các dòng xe sang như Audi, BMW, Mini, Mercedes-Benz, Lexus, Land Rover, Jaguar, Volkswagen, Volvo, Porsche...đều "dính án" đống thế tài sản.
Ngược dòng thời gian, tháng 7/2016, xe sang về Việt Nam bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt từ 60-150%, tăng từ 30-90% so với trước đó. Đến năm 2017, thông tư 20 hết hiệu lực và thay thế bằng Nghị định 116 vào đầu năm 2018 khiến mảng xe ô tô nhập khẩu hoàn toàn "đóng băng" thay vì viễn cảnh xe nhập giá rẻ đổ bộ Việt Nam. Nếu đề xuất đánh thuế tài sản đối với ô tô trị giá từ 1,5 tỷ đồng được thông qua thì mỗi chủ xe sẽ phải gánh thêm 4,5-15 triệu đồng/năm tùy giá trị. Rõ ràng, đây là động thái siết chặt ô tô nhập khẩu và tạo hàng rào "phi thuế quan" nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong nước.