ASEAN NCAP là chữ
viết tắt của ASEAN New Car Assessment Program - gọi là Uỷ Ban Đánh Giá Ô tô Mới Cho Các Nước Trong Khu Vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập vào 07/12/2011 với mục đích phổ biến kiến thức cho người tiêu dùng về tầm quan trọng của những chiếc xe an toàn.
Về cơ bản, người tiêu dùng chỉ cần hiểu ASEAN NCAP là tổ chức đánh giá mức độ an toàn của xe ô tô mới ở Đông Nam Á và sẽ xếp hạng theo “tiêu chuẩn sao”, từ 1 đến 5 sao. Chiếc xe nào được xếp hạng sao càng cao thì sẽ càng an toàn. Một điểm lưu ý nữa là tất cả các thông tin đánh giá xe mới của ASEAN NCAP sẽ được công bố rộng rãi trên trang web của họ, cùng các kênh khác như YouTube, Facebook, Twitter,… Người dùng sẽ có thể truy cập để tham khảo về mức độ an toàn của các mẫu xe trước khi quyết định mua.
Video thử nghiệm đánh giá mức độ an toàn của Ford Everes của ASEAN NCAP.
Tới hiện tại, ASEAN NCAP cho biết họ đã đánh giá được tổng cộng 59 mẫu xe mới ở thị trường Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong số đó chưa có mẫu xe nào được lắp ráp ở Việt Nam. Lý do mà ASEAN NCAP xuất hiện ở Việt Nam lần này chính là muốn lôi kéo các hãng có nhà máy lắp ráp trong nước chấp nhận để ASEAN NCAP đánh giá mức độ an toàn.
Trong số các thành viên Ban Kỹ thuật của ASEAN NCAP đáng chú ý có sự góp mặt của trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TPHCM. Nhiệm vụ của Ban Kỹ thuật là cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật cho các thử nghiệm va chạm, nhằm đảm bảo tính chính xác cho kết quả thu được. Trong đợt này, ASEAN NCAP cũng phối hợp với Đại học Bách khoa TPHCM tổ chức sự kiện “Diễn đàn An toàn ô tô khu vực Đông Nam Á (AASF) 2016 lần thứ 4” ngay tại trường. Hy vọng sau diễn đàn lần này, thông tin về tầm quan trọng của
an toàn xe ô tô sẽ được phổ biến rộng rãi hơn đến người tiêu dùng và tạo ra động lực thống nhất cho việc đảm bảo an toàn xe hơi được bán trên thị trường trong khu vực ASEAN.
Tiếp theo, mời các bạn tìm hiểu sâu hơn một chút về ASEAN NCAP, các tiêu chuẩn đánh giá và cách họ thử nghiệm va chạm để đo mức độ an toàn của xe.
Thông thường có 2 loại xếp hạng trong hệ thống ASEAN NCAP. Tuy nhiện hệ thống xếp hạng hiện nay được áp dụng tới cuối năm 2016 và từ năm 2017 đến 2020, một hệ thống xếp hạng mới sẽ được giới thiệu và áp dụng.
- Bảo Vệ An Toàn Cho Người Lớn (AOP - Adult Occuppant Protection); gồm người lái và hành khách phía trước Kết quả từ đánh giá AOP chủ yếu dựa trên thử nghiệm va chạm trực diện lệch bên phía trước. Kết quả thu được từ các cảm biến lắp đạt trên các hình nhân sẽ được phân tích và phân loại theo từng vùng cơ thể bị ảnh hưởng. Kết quả thương vong xấu nhất theo vùng cơ thể người từ mỗi hình nhân được xem xét và tập hợp.
Việc đánh giá biến dạng thân xe là quan trọng để tính đến sự khác nhau về kích cỡ người tại các vị trí ngồi khác nhau. Tương quan giữa 16 điểm và tiêu chuẩn sao được trình bày như hình dưới đâu.
Một xe chỉ có thể đạt được 5-sao khi nó được trang bị hệ thống Ổn định thân xe điện tử ESC (Electronic Stability Control) và hệ thống Nhắc nhở thắt đai an toàn (SBR - Seatbelt Re-minder) cho hành khách phía trước. Bắt đầu từ Giai đoạn III năm 2014, quy định thử nghiệm cho việc va chạm hông xe của UN (UN R95) đã trở thành điều kiện tiên quyết để đạt cấp độ 4 sao trở lên. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2015, điều kiện tiên quyết của UN R95 đã được hiệu chỉnh lại từ cấp độ 3 sao trở lên.
- Bảo Vệ An Toàn Cho Trẻ Em (COP - Child Occuppant Protection)
Kết quả an toàn cho trẻ em dựa trên sự đánh giá của Hệ Thống Giữ Chặt Ghế Trẻ em (CRS - Child Restraint System), mức độ tương thích của các xe thử nghiệm với CRS (Đánh giá dựa trên xe) và mức độ chấn thương ghi nhận từ thử nghiệm va chạm trực diện lệch bên phía trước (Thử nghiệm động lực học.) Kết quả cuối cùng thu được sẽ được tính theo đơn vị phần trăm và cấp độ ngôi sao được thể hiện như bảng dưới đây:
- Mức độ thương vong Việc đánh giá mức độ thương vong được xác định dựa trên mã màu sắc như dưới đây.
- Thử Nghiệm Va Chạm Trực Diện Lêch Bên Phía Trước Đối với thử nghiệm va chạm trực diện lệch bên phía trước, một chiếc xe thử nghiệm được lắp đặt 2 hình nhân trưởng thành ở bên trong (Hybrid III - Người nam theo tiêu chuẩn) tại cả 2 vị trí ghế ngồi phía trước và 2 hình nhân trẻ em (P3 - 3 tháng tuổi và P1.5 - 18 tháng tuổi), được lắp đặt tại ngồi tại CRS, xe thử nghiệm được va chạm vào vật cản đặt lệch bên có khả năng biến dạng (ODB) tại vận tốc của xe ở 64 km/h.
- Thử Nghiệm Va Chạm Hông Xe Đối với thử nghiệm UN R95, một vật cản chuyển động có khả năng biến dạng (MDB) đạt vận tốc 50 km/h và va chạm vào hông xe thử nghiệm đang đứng yên với 1 hình nhân loại ES-2 được lắp đặt tại vị trí ghé ngồi người lái (hoặc là bên phải hoặc là bên trái tuỳ thuộc mỗi quốc gia).
- Còn dưới đây là Bảng xếp hạng của ASEAN NCAP
Tóm lại, nếu bạn quan tâm đến vấn đề an toàn của xe khi quyết định mua một mẫu xe mới; bạn có thể tham khảo thông tin đánh giá từ các tổ chức ở khu vực bạn đang sống; cụ thể ở Đông Nam Á là ASEAN NCAP. Cứ nhớ là càng nhiều sao thì càng an toàn.
Dưới đây là Kết quả đánh giá của ASEAN NCAP cho một số mẫu xe phổ biến tại thị trường Đông Nam Á:
Ford Fiesta Thái Lan: Hyundai i10 Malaysia: Honda City Malaysia: Toyota Vios Malaysia: