c ưu tiên hàng đầu. Do đó, bạn nên chuẩn bị hộp y tế nhỏ với bông băng, thuốc sát trùng, thuốc đau đầu, tiêu hóa… để dùng khi cần thiết. Hiện nay, nhiều mẫu ô tô mới có trang bị sẵn hộp y tế nhỏ gọn, trong khi các dòng xe cũ lại thiếu tiện nghi này.
2. Lốp xe dự phòng
Lốp xe dự phòng là trợ thủ đắc lực khi xế yêu của bạn bị lủng lốp giữa đường. Hãy đảm bảo trên xe luôn có sẵn lốp dự phòng, vì việc tự thay lốp sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian rất nhiều so với việc chờ đội cứu hộ đến giúp đỡ.
3. Bơm xe dự phòng
Bên cạnh lốp xe thì bơm xe dự phòng là vật dụng không thể thiếu trong những chuyến đi chơi xa. Với trường hợp bánh xe bị non hơi hoặc thủng nhẹ, bạn chỉ cần bơm đầy là có thể di chuyển thêm quãng đường dài để tìm nơi sửa chữa mà không cần thay lốp dự phòng. Chỉ cần bỏ ra trên dưới 1 triệu đồng, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một chiếc bơm mini nhỏ gọn để sẵn trên xe.
4. Dụng cụ sửa xe
Tiếp đó, bạn nên chuẩn bị bộ dụng cụ sửa xe gồm tuốc vít, cờ lê, kềm, kích… Những vật dụng này sẽ giúp bạn tháo lắp bánh xe, kiểm tra hệ thống điện khi ô tô đề không nổ hoặc tắt máy giữa đường.
5. Dây câu bình (dây kích ắc-quy)
Khi ô tô hết bình, dây câu bình sẽ hỗ trợ bạn câu điện từ chiếc xe hơi hoặc xe máy khác nhằm giúp xe khởi động lại và tiếp tục cuộc hành trình.
6. Dây kéo
Nếu không may xe bạn bị mắc kẹt trong đoạn đường sình lầy, bạn hãy nhờ xe khác dùng dây kéo xe để tiếp tục chuyến du xuân của mình.
7. Đèn pin
Trường hợp xe bị hỏng hóc vào ban đêm, một chiếc đèn pin chắc chắn là chiếc “phao cứu sinh” giúp bạn có đủ ánh sáng để kiểm tra động cơ, đồng thời làm tín hiệu cảnh báo những phương tiện khác đang di chuyển trên đường.
8. Thực phẩm dự trữ
Tốt nhất bạn nên dự trữ sẵn những thực phẩm khô trên ô tô như trái cây sấy, bánh mì, nước lọc… Vì khi lạc đường hoặc hư xe thì chúng sẽ rất có lợi cho bạn, dù bạn đã lên sẵn danh sách những nhà hàng và quán ăn ngon tại điểm đến.